Outbound logistics và inbound logistics

Posted by admin
Category:

Outbound logistics và inbound logistics là hai trong số các hoạt động logistics liên quan đến việc sản xuất và quản lý các chuỗi cung ứng. Vậy hiểu như thế nào về hai hình thức này?

Vai trò của dịch vụ logistics

Đời sống xã hội hiện đại không thể thiếu nhu cầu phát triển đa dạng các lĩnh vực khác nhau. Điều này đẩy nhanh tiến độ phát triển dịch vụ logistics. Đây là quá trình xây dựng kế hoạch, vận chuyển, lưu trữ hàng hóa từ địa điểm này sang địa điểm khác với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của KH kịp thời, chi phí tối ưu nhất.

Khi nhiều nền kinh tế ngày càng tăng trưởng theo xu hướng hội nhập toàn cầu, lĩnh vực logistics lại có vai trò quan trọng khi liên kết chuỗi giá trị từ khâu cung cấp nguyên liệu, sản xuất cho đến phân phối hàng hóa; tối ưu thời gian, chi phí và diễn ra đúng thời điểm. Các hoạt động này được phân loại thành:

  • Logistics đầu vào (Inbound logistics)
  • Logistics đầu ra (Outbound logistics)
  • Logistics ngược (Reserve logistics)

Tìm hiểu về Inbound logistics

Khái niệm

  • Inbound logistics (logistics đầu vào) thường áp dụng trong quá trình quản lý vật liệu và hàng hóa gồm xử lý vật liệu, vận chuyển, kiểm soát hàng tồn kho,… với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và hoàn thiện hàng hóa.
  • Inbound logistics là hoạt động vô cùng phức tạp và quan trọng để đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra một cách trơn tru.

Nguyên tắc hoạt động

  • Tìm nguồn cung ứng: thực hiện xác định, giới thiệu thông tin của nhà cung cấp tiềm năng, nhận báo giá, đàm phán và phân loại.
  • Đặt/mua hàng: mua hàng hàng với những nguyên liệu cần thiết sao cho việc này diễn ra liên tục mà không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
  • Vận chuyển: lựa chọn phương tiện vận chuyển.
  • Tiếp nhận: áp dụng với hàng hóa hoặc nguyên liệu, bốc dỡ, kiểm kê theo đơn đặt hàng một cách chính xác.
  • Xử lý: vận chuyển hàng về kho bãi hoặc đơn vị nhận hàng.
  • Lưu trữ và nhập kho: cần quản lý các nguyên liệu, đơn vị logistics sẽ đảm bảo hàng hóa lưu giữ tại kho với vị trí thuận lợi nhất.
  • Quản lý hàng tồn kho: liệt kê loại, số lượng hàng hóa, nguyên vật liệu.
  • Phân phối: việc vận chuyển phải đúng với đơn đặt hàng đến DN sản xuất.
Outbound logistics và inbound logistics
Outbound logistics và inbound logistics

Tìm hiểu về Outbound logistics

Khái niệm

  • Outbound logistics (logistics đầu ra) là quá trình lưu trữ hàng hóa cho đến khâu phân phối hàng hóa đến cửa hàng, đại lý, nhà bán lẻ hoặc người tiêu dùng.
  • Mục tiêu: giảm chi phí tối đa và tối ưu các yêu cầu từ thời gian, địa điểm cho đến doanh thu, cùng nhiều khoản khác.
  • Lựa chọn kênh phân phối hoặc nguồn cung cấp để DN dễ xử lý hàng tồn kho; đề xuất phương án để hạn chế tình trạng bị hư hỏng trong quá trình lưu giữ tại kho.

Quy trình Outbound logistics

  • Nhận đơn đặt hàng từ KH.
  • Kiểm tra hàng tồn kho, nếu đáp ứng đủ nhu cầu thì thực hiện xử lý đơn hàng.
  • Tiến hành gửi đơn hàng của khách đến kho để lấy và đóng gói hàng.
  • Cập nhật mức hàng còn tồn kho lên hệ thống.
  • Vận chuyển đơn hàng đến khách.
  • Lập hóa đơn và thu tiền.

Cách quản lý Outbound logistics

  • Phải xây dựng hệ thống lưu trữ, quản lý hàng tồn kho: đòi hỏi DN phải thống kê thường xuyên và đầy đủ lượng hàng tồn kho để tránh việc hàng tồn quá nhiều dễ xảy ra tình trạng hư hỏng, quá thời hạn sử dụng.
  • Lựa chọn kênh phân phối: cách đơn giản để tối ưu hóa thời gian và chi phí cho DN. Kênh PP thực hiện chức năng lưu trữ, quảng bá sản phẩm.
  • Chú trọng phương thức giao hàng: giúp DN tiết kiệm khá nhiều chi phí, vì vậy cần lựa chọn kênh giao hàng phù hợp với đơn hàng.

Nếu khu bạn vẫn chưa hiểu rõ 2 hình thức này trong lĩnh vực logistics hoặc cần tư vấn về các hình thức vận chuyển hàng hóa thì hãy liên hệ ngay Sông Trà Logistics để được hỗ trợ tốt nhất.